CÀ PHÊ NGUYÊN CHẤT
Không chỉ đơn thuần là cung cấp cà phê nguyên chất mà còn mong muốn chia sẻ đến mọi người nhiều nhất có thể những kiến thức mình biết được về cà phê. Trong bài viết này mình xin tổng hợp những thông tin theo mình nghĩ là hết sức cơ bản và cần thiết cho bạn – những người đang có nhu cầu tìm hiểu cà phê nói chung và đặc biệt là tìm hiểu về loại cà phê nguyên chất.
Mình hy vọng những thông tin này sẽ giúp bạn hiểu hơn về loại thức uống đặc trưng của người Việt Nam này, từ đó nhận biết và chọn được loại hợp “GU”, an toàn.
1. CÀ PHÊ NGUYÊN CHẤT LÀ GÌ
“Cà phê nguyên chất” là loại cà phê không chứa tạp chất, từ khâu khai thác đến rang xay thành thành phẩm cuối cùng không thêm bất cứ loại hóa chất hay thành phần nào khác làm biến chất cà phê.
Hiện nay trên thị trường có các loại cà phê trộn bột bắp, bột nành, và hương liệu thì không được gọi là cà phê nguyên chất. Người dùng nếu sử dụng cần cân nhắc mua tại các địa chi uy tín, tránh hàng kém chất lượng gây nguy hại đến sức khỏe
2. NHẬN BIẾT CÀ PHÊ NGUYÊN CHẤT
2.1. Cà phê rang sẵn
Hạt cà phê rang nguyên chất bề mặt khô ráo, bóng nhẹ tự nhiên, ngửi không có mùi tạp chất. Lưu ý hạt cà phê sau khi rang, để một thời gian sẽ xuất hiện tinh dầu tự nhiên bên ngoài hạt. Và hiện tượng này là hoàn toàn bình thường báo hiệu cà phê đã nhả khí tối đa, đạt chất lượng tốt nhất.
Tinh dầu này khác với khác với tạp chất khác ở chỗ nó không không bị rít, nhớt khi dùng tay chạm vào. Nếu các loại hạt được rang với bơ, mỡ, nước mắm,… ngửi và sờ trực tiếp bạn sẽ nhận ra ngay.
Bạn cũng sẽ thường bắt gặp cụm từ cà phê rang xay để chỉ cho các loại cà phê mới, được xay mới tại chỗ. Tuy nhiên loại này chưa chắc là nguyên chất, phải xem xét thêm các yếu tố bên dưới mới có thể xác định được.
2.2. Độ ẩm
Cà phê nguyên chất rang mộc khô, bột rời, hoặc nếu xay pha máy bột sẽ dính khi nắm chặt dễ rời ra. Trong khi các loại cà phê trộn bơ, chất tạo màu, độ ẩm cao bị vón cục, khi nắm lại sẽ dính chặt.
2.3. Màu sắc, mùi hương
Bột các loại cafe nguyên chất có màu nâu cánh gián đặc trưng, khi ngửi thơm mùi cà phê mộc mạc. Nếu sử dụng thường xuyên đóng mở túi, mùi cà phê nguyên chất sẽ mất đi khá nhiều trong khoảng 1 tuần. Mùi hương giảm nhưng chất lượng cà phê hầu như không ảnh hưởng. Trong khi các loại cà phê có hương liệu có mùi hương từ hóa chất rất lâu, có khi cả năm không mất mùi.
2.4. Độ xốp
Đặc trưng cà phê nguyên chất có độ ẩm thấp nên trong bột cà phê có rất nhiều khoảng không không khí li ti. Chính vì vậy mà người ta hay kiểm tra cà phê có nguyên chất hay không bằng cách cho bột cà phê vào trong nước lọc. Nếu bột nguyên chất sẽ nổi lên, nếu chứa nhiều tạp chất thì những tạp chất này sẽ lắng xuống
Mọi người để ý nếu bột cà phê bẩn, trộn tạp chất thường có màu đen đậm, vì những loại bột khác như bột bắp hoặc bột nành rang lên không thể cho ra màu cánh gián như cafe sạch được nên tất cả phải rang đen để dễ trộn, người dùng khó nhận ra.
2.5. Nước cà phê
Có rất nhiều người thắc mắc nước cà phê nguyên chất có màu gì? màu sắc phụ thuộc vào nhiệt độ rang. Nhưng đa số nước cà phê nguyên chất có màu cánh gián – không bị đen, khi uống vào đắng thanh – không bị đắng gắt. Nếu bạn là người sành, quen uống cà phê nguyên chất thì rất dễ dàng nhận ra đâu là cà phê trộn bột nành bột bắp và đâu là cafe nguyên chất.
Một đặc điểm nữa giúp bạn nhận ra cà phê nguyên chất là lớp bọt khi pha bằng phin. Cà phê sau khi được pha phin đánh lên sẽ có lớp bọt nâu và mau tan. Trong khi đó cà phê có trộn bột hoặc chất tạo bọt thì khi đánh lên lớp bọt này rất lâu tan và trắng dần.
Xem clip thực tế mình quay hạt cà phê Cầu Đất nguyên chất và nước cà phê pha ra.
2.6. Vị của cà phê nguyên chất, rang mộc
Rất nhiều người khi chuyển từ cà phê có trộn bột bắp, bột nành và hương liệu sang cà phê nguyên chất rang mộc sẽ cảm thấy rất nhạt, không thơm. Cà phê nguyên chất rang mộc sẽ không đậm đắng gắt và thơm nồng như các loại cà phê trộn, tẩm hương khác. Tuy nhiên sử dụng trong vòng từ 7-10 ngày bạn sẽ quen với vị nguyên chất rất dễ chịu.
hơn hạt Arabica thường.
2.7. Kiểm tra bằng nước lọc
Cho bột cà phê có pha tạp chất và bột cà phê nguyên chất vào 2 ly nước lọc như nhau. Loại bột cafe pha tạp chất sẽ thấy hiện tượng bột tạp chất (bột bắp, bột nành rang cháy) lắng nhanh xuống đáy ly, làm nước trong ly nhanh chóng chuyển sang màu nâu đen.
Trong ly khi chứa bột cà phê nguyên chất, khối lượng riêng của bột nhẹ, lâu hút nước nên bột nổi, rất lâu mới chìm và tạo ra màu nâu cánh dán.
3. CÁC LOẠI CÀ PHÊ NGUYÊN CHẤT PHỔ BIẾN HIỆN NAY
Trên thế giới có đến hàng trăm loại cà phê, nhưng phổ biến hơn hết phải kế đến 2 cái tên là Arabica và Robusta. Tại thị trường cà phê Việt Nam cũng vậy, hầu như chỉ có 2 loại này và có sản lượng xuất khẩu nằm trong top 5 trên toàn thế giới.
3.1. Arabica
Trong dòng cà phê Arabica có rất nhiều loại trong đó phải kể đến như: cà phê Moka, Catimor, Typica, Bourbon,… ngoài ra còn có Blue Mountain, Mundo Novo, Catuai, Caturra,… nhưng những loại này khó trồng, khó uống hoặc có giá thành quá cao nên không được phổ biến lắm. Arabica có hàm lượng Caffeine thấp (khoảng 1-1,5%), vị thơm, thanh chua ở hậu vị.
Arabica có lượng lipids gấp hơn 1,5 lần và lượng đường gấp đôi so với Robusta chính vì vậy mà uống Arabica nguyên chất vẫn cảm giác thanh, ít đắng hơn so với Robusta nguyên chất.
Có một điều đặc biệt đó là Arabica trồng tại khu vực càng cao cho ra chất lượng hạt cà phê càng tốt, hương bền vị sâu hơn so với Arabica trồng ở vùng thấp (độ cao lý tưởng để trồng Arabica là từ 800-2400m). Ngoài ra phải mất từ 5-7 năm để một cây cà phê Arabica trưởng thành cho ra quả chính vì vậy thông thường cà phê Arabica luôn có giá cao hơn Robusta.
Loại hạt Arabica được mình lấy tại vùng Cà Phê Cầu Đất trồng ở độ cao hơn 1,400m so với mực nước biển, cho ra những ly cà phê thơm ngon khó quên. Và đây có thể nói là vùng cho ra các loại cà phê nổi tiếng ở Việt Nam.
3.2. Robusta
Có lượng Caffeine gấp đôi và Chlorogenic Acids gấp khoảng 1,5 lần so với Arabica, Robusta cho vị đắng đậm. Đây cũng chính là lý do vì sao cây cà phê Robusta có khả năng chống chọi bệnh cũng như sâu bọ tốt hơn so với Arabica. Ở Việt Nam đa số thích gu đậm nên loại cà phê có thành phần Robusta cao rất được ưa chuộng.
Trong dòng Robusta cũng có rất nhiều loại nhưng hầu hết người ta chỉ quan tâm đến độ đắng đậm, không bị lẫm tạp chất để đưa vào thương mại, sử dụng. Tìm hiểu về Robusta mọi người sẽ hay nghe đến từ “cà sẻ” hoặc “Robusta sẻ” – đây là từ để chỉ cho giống Robusta thuần không được lai tạo, có kích thước nhỏ, chắc, thơm và đậm hơn các loại hạt cao sản khác .
Về đặc điểm bên ngoài dễ dàng nhận ra hạt Robusta tròn, sậm màu hơn nhiều so với hạt Arabica.
3.3. Culi
Culi để chỉ có các loại hạt cà phê đột biến trên cây chỉ có 1 nhân và cả Robusta và Arabica đều có hạt Culi. Người ta tách riêng loại hạt culi ra ngoài lý do hình dạng đặc biệt (1 nhân hình tròn), thì loại hạt này cũng có chất lượng nhích hơn một xíu so với hạt bình thường. Hạt Culi Robusta có vị đắng đậm hơn hạt Robusta bình thường, Hạt Culi Arabica có hương thơm vị thanh chua hơn hạt Arabica thường.
3.4. Cà phê chồn
Cà phê chồn là loại hạt khá đặc biệt bỡi cách tạo ra chúng. Hạt cà phê chín cây sau khi thu hoạch sẽ được cho chồn hương ăn. Chồn hương ăn vào nhưng chỉ tiêu hóa phần vỏ và lớp thịt bên ngoài của hạt cà phê. Dạ dày chồn hương tiết ra enzim đặc biệt thẩm thấm vào hạt cà phê.
Sau khi được thải ra bên ngoài người ta mang những hạt cà phê nguyên chất này đi ủ khoảng 4-6 tháng để enzim thẩm thấu hoàn. Sau đó hạt được mang đi rửa đảm bảo cà phê sạch bóc đi lớp màng nhân bên ngoài, cho ra những hạt cà phê chồn nguyên chất, đặc biệt.
Giá cà phê chồn rất cao do rất tốn thời gian và công sức để cho ra thành phẩm cuối cùng. Tuy nhiên cũng có nhiều mức giá khác nhau do phụ thuộc vào loại cà phê và quy trình sản xuất, người ta có thể sử dụng hạt Arabca và Robusta để tạo ra loại cà phê chồn.
Hiện nay rất nhiều nơi đang phân loại về cà phê nguyên chất hơi bị sai, mình có làm một video chia sẻ thêm về cách kiểu phân loại sai để các bạn hiểu hơn, không bị nhầm lẫn.